top of page

Nhạc Lý căn bản dành cho người viết ca khúc - 1

 

 

 

Nhạc Lý căn bản dành cho người viết ca khúc

Chương I: Khái niệm tổng quát 
1. Muốn hiểu ngôn ngữ viết, tối thiểu ta phải biết đánh vần, đọc chữ. Tương tự như vậy, muốn xem và hiểu một bản nhạc, ta cũng phải hiểu được các ký hiệu âm nhạc, và biết xướng âm. Có thể nói Nhạc pháp (gồm nhạc lý và xướng âm) là cửa ngõ dẫn vào âm nhạc. 
2. Âm nhạc là một bộ mộn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình ý của con người. Nó được chia ra hai loại chính, đó là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời ca, nên ý tưởng và tình cảm cụ thể và rõ ràng. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, nó gợi ý, gây cảm giác hơn là nói lên một tình cảm nào rõ rệt. Cần phải học hỏi nhiều hơn mới lĩnh hội được. 
3. Nghệ thuật là kết quả của hoạt động của con người biết dùng các phương tiện khả giác một cách khéo léo, tài tình, để thông đạt tình ý của mình. Trong âm nhạc, các phương tiện đó là âm thanh. Do đó, âm nhạc chủ yếu làm cho tai nghe. Muốn thưởng thức âm nhạc, phải nghe thực thụ chứ xem bằng mắt thì chưa đủ. 
4. Âm thanh dùng trong âm nhạc thường có bốn đặc tính này : 
4.1. Cao thấp (cao độ) 
4.2. Ngắn dài (trường độ) 
4.3. Mạnh nhẹ (cường độ) 
4.4. Đục trong, sáng tối ... (âm sắc). 
Thiếu một trong các đặc tính trên thì chỉ là tiếng động. Hiện nay người ta dùng nhiều tiếng động khác nhau trong âm nhạc, nhằm tăng cường mức độ diễn cảm cũng như tính tiết tấu của âm nhạc. Đó là các nhạc cụ thuộc bộ gõ như trống con, trống cái, phách, maracas, triangle, cymbal ... 
5. Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Môn ký âm là ghi âm thanh lại bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy mực. 
Câu hỏi ôn tập: 
1.âm nhạc là gì? 
2.Nghệ thuật là gì? 
3.Âm thanh có mấy đặc tính? kể ra 
4.Ký hiệu âm nhạc là gì? 
Chương II: Các ký hiệu ghi cao độ 
1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ). 
2. Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên : đô : c, rê : D, mi : E, fa : F, xon : G, la : A, xi : B (hiện nay B chỉ Xi giáng, còn H chỉ Xi thường). 
3. Ở một số nước như Trung Hoa, Nhật Bản ... người ta còn dùng số thay cho tên gọi bằng chữ. Thí dụ : 1 : đô, 2 : rê, 3 : mi ... (1 chỉ dấu bậc I, 2 chỉ dấu bậc II, 3 chỉ dấu bậc III ..., 7 chỉ dấu bậc VII, muốn lên cao một bát độ, ta thêm dấu chấm trên con số, muốn xuống thấp một bát độ, ta thêm dấu chấm dưới con số 1, 1 ...). Số có 1 gạch là dấu móc, dấu có một gạch ngang là dấu trắng. Dấu không có gì là dấu đen...

 

 

 

 

 

 

Thang thất âm Đô luôn được trình bày dưới dạng 7 âm cơ bản đi liền nhau cộng thêm với âm đầu của thang âm được lặp lại ở bát độ : Đô Rê Mi Fa Xon La Xi (Đô). 4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau. 
-Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô. -Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi. 
Ta có sơ đồ :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đô--Rê--Mi-Fa--Xon--La--Xi-Đô (mỗi gạch ngang chỉ nữa cung, nguyên cung gồm 2 nửa cung). 
Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một (ở đây chỉ mới nói đến hệ âm điều hoà do nhạc sĩ Jean-Sebastien Bach (1685-1750)và Jean Philippe Rameau (1683-1764) cổ võ và được chấp nhận rộng rãi cho đến này). 
5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà. 
5.1. - Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung. 
- Thăng kép : (x) làm tăng lên 2 nửa cung. 
5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung. 
- Giáng kép : (bb) làm giảm 2 nửa cung. 
5.3. - Dấu bình : ( n ) cho trở về cao độ tự nhiên, không còn bị ảnh hưởng của các dấu hoá cấu thành cũng như dấu hoá bất thường. 
Ở một số nước như Đức, Nga ... khi dùng chữ cái La-tinh A, B, C ... người ta thêm vần is thay dấu thăng : Cis : Đô# ; Eis : Mi# ; Ais : La# ; Cisis : Đôx ... và thêm vần es thay dấu giáng : Ces : Đôb ; Ceses : Đôbb ; Des : Rêb ; Ees —> Es : Mib ; Aes —> As : Lab. 
câu hỏi ôn tập: 
1. có bao nhiêu dấu nhạc? hãy kể ra 
2. Hãy ghi tên các dấu nhạc bằng chữ cái La Tinh 
3. Hãy đọc thuộc khoảng cách cung của 7 dấu nhạc. 
4. Dấu hóa là gì? kể tên các dấu hóa và nói rõ tác dụng của nó. 
Không biết có đúng chưa? 
- Trong thang thất âm hình trên kí hiệu C 2/4 là gì? 
- vị trí 6 và 7 lại nối nhau đọc là gì, tác dụng của nó? C : Do 
2/4: nhịp 2/4 ( trong mỗi ô nhịp có giá trị bằng 2 dấu đen( 1/4) 
- 6 và 7 nối nhau hãy lưu ý dấu chấm và 2 gạch ở dưới 9 nghiên cứu và đọc lại ở mục 3.. 
có lẽ tìm hiểu như thế nầy phức tạp mà chưa cần thiết lắm, các bạn chỉ cần học thuộc 7 tên dấu nhạc và vị trí của 7 dấu nhạc đó nằm trên khuông nhạc, nào bây giờ mời các bạn nghiên cứu lại mấy nét căn bản từ đầu sau đây nhé: 

CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC: 
KHUÔNG NHẠC Để ghi lại âm thanh cao thấp, dài ngắn... người ta dùng các kí hiệu ghi nhạc. 
Trước đây ở Việt Nam, người ta chưa dùng hệ thống ghi âm trên 5 dòng kẻ như bây giờ mà dùng các âm tượng thanh như tính tình tang.. 
Lối ghi nhạc trên 5 dòng kẻ đã được phát minh từ đầu thế kỉ XX và được sử dụng ở Việt Nam từ khoảng năm 1929. 
Khuông nhạc là hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe nằm song song và cách đều nhau theo phương nằm ngang 
khoảng trống giữa 2 dòng kẻ gọi là khe 
Thứ tự của các dòng và khe được tính từ dưới lên trên 

 

 


 
Khuông nhạc giúp ta nhận ra cao độ của âm thanh ghi lên đó - Tuy nhiên phải kết hợp với khoá nhạc ở đầu khuông nhạc. Khoá nhạc khác nhau thì tên nốt nhạc sẽ khác nhau. Cụ thể sẽ được trình bày ở các bài sau. 
Có những nốt nhạc cao hơn hoặc thấp hơn không thể ghi lên khuông nhạc chính nên người ta thêm vào những dòng kẻ phụ và khe phụ

 

dòng kẻ phụ trên 
 
dòng kẻ phụ dưới

 

Những dòng và khe phụ chỉ kẻ nhỏ chỉ đủ để ghi nốt nhạc và chỉ xuất hiện khi cần thiết 
Thứ tự của dòng và khe phụ được tính từ khuông nhạc chính tính ra. 
KHOÁ NHẠC 
Khoá nhạc là một hình vẽ nằm ở đầu mỗi khuông nhạc. Khoá nhạc giúp ta nhận ra tên các âm (tên nốt nhạc) trên khuông nhạc. 
Có nhiều loại khoá nhạc nhưng thường dùng nhất là khoá Son và khoá Pha. Những ca khúc thanh nhạc (bài hát) thường chỉ dùng khoá Son. 
Khoá Son có miệng khoá mở từ dòng 2. Tên nốt nhạc nằm ở dòng 2 là nốt Son. Từ nốt Son ta tính được các nốt khác trên khuông.

Khoá Son 

 


 
 
 
........................Nốt Son 

 

 


Khoá Fa: 
 


................................Nốt Fa 
Nốt nhạc ở dòng 4 là nốt Fa. Từ nốt Fa ta tính được các nốt khác trên khuông.

TÊN NỐT NHẠC 
Để ghi lại độ cao thấp của âm thanh người ta dùng 7 âm, thứ tự từ thấp đến cao là: 
Đô - Rê - Mi - Pha -Son - La - Si 
Viết tắt : Đô (C); Rê (D); Mi (E); Pha (F); Son (G); La (A); Si (B) 
7 âm cơ bản được sắp xếp trên khuông nhạc như sau: 

 

 

 

 
HÌNH NỐT NHẠC 
Để phân biệt độ ngân dài ngắn của âm thanh người ta dùng một số hình nốt nhạc: 
Có 7 loại hình nốt nhạc sau: 


 
Hình nốt tròn ngân dài gấp đôi hình nốt trắng 
Hình nốt trắng ngân dài gấp đôi hình nốt đen 
Hình nốt đen ngân dài gấp đôi hình nốt móc đơn 
Hình nốt móc đơn ngân dài gấp đôi hình nốt móc kép... 

Bài tập đọc nốt nhạc và xướng âm.


bây giờ các bạn hãy viết lại vào vở riêng của mình ( nhớ phải viết) thật đúng 2 bài tập dưới đây. 
Bước1. Đọc đúng tến nốt và hình nốt ( thí dụ: Đô đen, La trắng......) 
Bước 2. Xướng âm đúng tên nốt nhạc, đúng cao độ và trường độ....( các bạn nên cài phần mềm encore để có thể xướng âm và gõ nhịp theo encore) 
Lưu ý: 2 bài tập nầy chỉ có 2 loại hình nốt nhạc : đen và trắng 
nốt đen gõ 1 cái ( phách) trắng bắng 2 nốt đen gõ 2 cái ( phách) 
 

CÁCH GHI NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG 

Để việc ghi chép nhạc được đẹp, thống nhất, người ta qui định cách ghi chép các hình nốt nhạc như sau: 
1.Cách ghi đuôi nốt không có dấu móc: 
-Nốt nhạc quay lên, đuôi nốt viết bên phải. 
-Nốt nhạc quay xuống, đuôi nốt viết bên trái. 
 
2.Cách ghi đuôi nốt có dấu móc: 
Các nốt nhạc có dấu móc cách ghi hướng đuôi cũng như trên nhưng hướng của dấu móc bao giờ cũng ở phía bên phải: 


 

 

3.Cách ghi nhạc ở bài hát một bè: 
-Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên. 
-Nốt nhạc viết ở dòng 3 (nốt Si) viết tuỳ ý. 
-Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên. 
 

 

 

 

 

4.Cách ghi nhạc ở bài hát hai bè (tham khảo) 
-Tất cả các nốt ở bè trên đuôi nốt viết quay lên. 
-Tất cả các nốt ở bè dưới đuôi nốt viết quay xuống. 
 

 

 

 

5.Gạch ngang trường độ: 
Thông thường khi viết một ca khúc, các nốt nhạc được tách rời ứng với lời ca. 
Đối với các bản nhạc không lời, các dấu móc đi liền nhau có thể được thay bằng các dấu gạch nối gọi là gạch ngang trường độ. 

 


 
VỊ TRÍ CÁC NỐT NHẠC 
TRÊN KHUÔNG NHẠC KHOÁ SON 
Theo thứ tự 7 tên nốt (Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si) vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son như sau: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


DẤU HOÁ 
Dấu hoá là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hoặc xuống thấp hơn với khoảng cách là 1/2 cung so với vị trí nó đang đứng. Có 3 loại dấu hoá thường dùng: 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ẢNH HƯỞNG CỦA DẤU HOÁ 
Tuỳ theo vị trí, dấu hoá có tác dụng và tên gọi như sau: 
A.DẤU HOÁ THEO KHOÁ: 
Dấu hoá theo khoá viết ở đầu mỗi khuông nhạc. Dấu hoá này ảnh hưởng đến tất cả nốt nhạc nào mang tên dấu hoá đó. 
 

 


Tất cả các nốt Pha trong bài nhạc đều phải nâng cao lên 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hóa pha thăng ở đầu khoá. 

 


 
Tất cả các nốt Si trong bài nhạc đều phải hạ thấp xuống 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hoá Si giáng ở đầu khoá.
*Lưu ý: Chỉ có 2 loại dấu hoá là dấu thăng và dấu giáng được sử dụng làm dấu hoá theo khoá. 
*Khi sáng tác bài hát hoặc bản nhạc, việc lựa chọn xây dựng bài hát, bản nhạc trên một gam nào đó tuỳ thuộc vào chủ ý của tác giả. Nếu xây dựng trên gam Đô trưởng hoặc La thứ thì không xuất hiện dấu hoá theo khoá. Còn nếu xây dựng trên một gam khác 2 gam trên thì bắt buộc phải sử dụng dấu hoá theo khoá. Cụ thể chúng ta sẽ được tham khảo ở những bài sau. 
*Trình tự xuất hiện dấu thăng: theo vòng quãng 5 đi lên (quãng 4 đi xuống) 
Pha-Đô-Son-Rê-La-Mi-Si 
*Trình tự xuất hiện dấu giáng : theo vòng quãng 4 đi lên (quãng 5 đi xuống) 
Si-Mi-La-Rê-Son-Đô-Pha 
*Cách tính giọng với hoá biểu có dấu thăng : 

Từ dấu thăng cuối cùng tính lên quãng 2 thứ (0,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song: 
VD: Từ dấu thăng nốt Đô tính lên Đô-Rê:Ta được giọng Rê trưởng, tính tiếp xuống Đô-Si-La ta được giọng La thứ.
*Cách tính giọng với hoá biểu có dấu giáng : 
Từ dấu giáng cuối cùng tính xuống quãng 4 giảm (2,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song: 
VD: Từ dấu giáng nốt Mi tính xuống Mi-Rê-Đô-Si:Ta được giọng Si giáng trưởng, tính tiếp xuống Si giáng-La giáng-Son ta được giọng Son thứ. 
Đối với các hoá biểu có 2 dấu giáng trở lên, lấy tên nốt có dấu giáng áp út chính là tên của giọng trưởng. 
B.DẤU HOÁ BẤT THƯỜNG: 
Dấu hoá bất thường không có vị trí cố định, thỉnh thoảng xuất hiện trong bản nhạc nên gọi là dấu hoá bất thường. 
Dấu hoá bất thường đặt ngay trước nốt nhạc và chỉ ảnh hưởng trong một ô nhịp. 
*Tất cả 5 loại dấu hoá: thăng, thăng kép, giáng, giáng kép, dấu bình đều được dùng làm dấu hoá bất thường. 

 


 
( các bạn học bài nầy thật kỹ 
. 1. thuộc lòng: *Trình tự xuất hiện dấu thăng: theo vòng quãng 5 đi lên (quãng 4 đi xuống) 
Pha-Đô-Son-Rê-La-Mi-Si 
*Trình tự xuất hiện dấu giáng : theo vòng quãng 4 đi lên (quãng 5 đi xuống) 
Si-Mi-La-Rê-Son-Đô-Pha 

bottom of page